-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
GÓC CHIA SẺ KIẾN THỨC ĂN DẶM
Hành trình ăn dặm từ A-Z hết bỡ ngỡ cho mẹ nhà Lavicon, dưới đây là tất cả phương pháp ăn, kinh nghiệm, nguyên tắc, dụng cụ thực phẩm cho bé mới bắt đầu hành trình ăn dặm đúc kết tổng hợp lại từ kinh nghiệm bản thân và các mẹ bỉm sữa được chắt lọc:
🔆 Các phương pháp ăn dặm
💓 ĂN DẶM TRUYỀN THỐNG VIỆT
Là pp ăn dặm lâu đời và dễ nhất:cách chế biến bao gồm việc xay nhuyễn các loại thức ăn và trộn chung vào các loại đồ ăn chính, ban đầu là với bột, sau là các loại thịt cá rau củ để tạo ra món cháo và bột khác nhau
📌 Mua một nồi nấu cháo Bear, nồi hấp, máy xay
📌 Một cái nồi, 2-3 bát ăn chứa được 180-200ml nước, 1 bát to, 2-3 cái muỗng gỗ để lấy thức ăn và khuấy cháo
📌 Mỡ gà, bột nêm và dầu o liu cho trẻ (bột nêm thì nêm chút xíu, trước 9 tháng thì không cần nêm)
📌 Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày ( giai đoạn 6m)
📌 Độ thô của thực phẩm: Thực phẩm cho bé ăn dặm 6 tháng phải được nghiền nhuyễn.
📌 Nên cho bé làm quen thứ tự các loại thực phẩm từ nhóm I, nhóm II, nhóm III
+Nhóm I: Chủ yếu là bột ngũ cốc (Có thể bắt đầu từ cháo trắng nghiền thật nhỏ)
+Nhóm Ⅱ: Rau củ, quả (Cà rốt, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, chuối, bơ)
+Nhóm Ⅲ: Thịt nạc lợn, thịt nạc gà, thịt cá trắng.
📌 Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần chế biến từ loãng đến đặc dần,bắt đầu bằng 1 -2 thìa bột với lượng nước sao cho đặc như nước cơm rồi tăng dần lên sau 3-4 hôm ½ thìa. Cứ như vậy tăng dần chứ không được cho bé ăn quá đặc khi mới bắt đầu.
📌 Ăn từ ít đến nhiều
📌 Ăn từ vị ngọt đến vị mặn
📌 Không nên dùng nước lạnh để nấu cháo nên dùng nước nóng để giúp giữ được chất dinh dưỡng trong gạo.
📌 Không đun cháo (hâm cháo) nhiều lần trong 1 ngày.Do bé 6 tháng tuổi lượng ăn còn rất ít, nên khi nấu cháo mẹ cần cân nhắc không nên nấu quá nhiều.
📌 Không được rã đông thực phẩm bằng nước nóng hay để nhiệt độ phòng. Cách làm này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm hỏng thực phẩm, nếu bé ăn phải dễ bị ngộ độc, tiêu chảy. Cách rã đông đúng nhất là trước khi chế biến mẹ đưa xuống ngăn mát tủ lạnh một buổi để thực phẩm có thời gian rã đông từ từ nhưng vẫn ở mức nhiệt giữ được tươi ngon.
📌 Ăn dặm truyền thống mẹ hoàn toàn có thể tăng thô bằng cách băm hay thái đồ ăn to dần cho bé nhé
💓 PP ĂN DẶM BÉ CHỈ HUY (blw - tự ăn)
Là pp bé tự lựa chọn, tự cầm nắm, tự ăn, ăn bn tuỳ thích!
📌 Ăn blw bắt đầu bằng rau củ hấp , mình hấp để giữ đc vitamin trong củ quả k bị mất chất và dùng dao lượn sóng cắt cho con dễ cầm, vừa miếng tầm 6cm k dài k ngắn quá.
📌 Khi con ăn blw mẹ chỉ ngồi bên cung cấp thức ăn và quan sát. Không đưa cho con mà để con tự lấy thứ mình muốn ăn, tối thiểu 3 món để con chọn không bị rối. Hoặc đưa từng loại lên bàn cho con lấy.
📌Học về sơ cứu hóc trên youtobe hoặc sách ăn dặm bé chỉ huy và để phân biệt đc hóc nghẹn. Thường ít xảy ra hóc vì con xử lí thức ăn đc, luôn tin vào con và có tinh thần thép khi cho con theo blw.
📌 Thời gian đầu chủ yếu tập kĩ năng cầm nắm, đưa thức ăn lên miệng.. nên hầu như con sẽ không ăn đc gì nhưng kiên trì sẽ hái quả ngọt về sau.Như bé nhà mình thì tv từ những ngày đầu ăn blw cũng biết đưa thức ăn chính xác lên miệng, cắn đc, biết oẹ ra khi ko nuốt đc, chỉ hôm thứ 2 là con mẩm đc nuốt đc một chút thức ăn rồi.
📌 Con ăn đc cơm rồi mẹ bắt đầu từ cơm nát, sang 7 tháng mẹ mới bổ sung đạm, thịt, rau.. mẹ chỉ băm nhỏ hoặc xé miếng mỏng.. con sẽ đều nhai nuốt rất tốt dù chưa có chiếc răng nào
📌 Cho con tập blw bất cứ khi nào có thể trong ngày, hoặc mua đồ gặm nướu đồ chơi mà con có thể cầm nắm gặm đc.. (tiệt trùng trc)
📌 Con sẽ đưa nhiều thức ăn cùng lúc vào miệng một mồm đầy ( tuỳ từng bé háu ăn) như vậy cũng bt, bé sẽ xử lí đc, sau quen dần con sẽ biết cách ăn từng chút một lại.
📌 Cứ để con sớm ăn các miếng to thì con sẽ tiếp nhận dễ hơn và biết xử lí thức ăn tốt hơn, chứ tâm lí nhiều mẹ sợ thấy con oẹ oẹ là dừng luôn hoặc móc họng là k hề nên, cứ tin vào bản năng của con để con xử lí mình chỉ quan sát, con ko nuốt đc sẽ tự biết nhè ra, trường hợp hóc thường hi hữu lắm nên cứ mạnh dạn cho ăn thô mạnh.
💓 PP ĂN DẶM KIỂU NHẬT
Là pp mà các món ăn được chế biến riêng biệt và đặt trên cùng 1 khay ăn để trẻ chọn và ăn
📌 Bắt đâu từ cháo rây, tăng thô dần cho con. 2 tuần đầu cháo rây tỉ lên 1:10 tức 1 thìa gạo thì sẽ thêm 10 thìa nước. Có thể bỏ vào cốc bát sứ, thuỷ tinh rồi cho vào nồi cơm điện hoặc tiện hơn thì dùng nồi nấu cháo chậm bear. Cho thêm nước dashi tuỳ vào độ đặc loãng của cháo.
2 tuần sau tăng tỉ lệ 1:8, 1:7 rây để lại 1-2 thìa k rây... tuỳ vào khả năng ăn thô của con, không cần dập khuôn, chủ yếu theo dõi khả năng ăn của con mà tăng, rây tầm tuần 3 mẹ có thể cho ăn cháo nghiền 3-4 tuần rồi ăn cháo hạt luôn để tăng thô. Nếu cảm nhận con ăn thô tốt, mẹ có thể chuyển ăn cơm nát luôn, là cơm nhão nấu nhiều nước hớn chút so với nấu cơm là đc.
Củ quả cũng vậy, lúc thì mẹ rây lúc thì chỉ nghiền và cho thêm nước. Nhưng những ngày đầu thì luôn rây và cho thêm nước cho thật loãng để con làm quen.
🔆 Ăn dặm sớm mới hại chứ ăn thô sớm không hại mà ngược lại rất tốt. Con dễ tiếp nhận, cơ hàm đc phát triển, quá trình nhai tiết nước bọt sẽ tạo chất tốt cho hệ tiêu hoá, ăn cháo nhuyễn quá lâu sẽ dần mất phản xạ nhai, và con sẽ mãi chỉ biết nuốt chửng, sau lớn hơn sẽ ăn thô rât khó và ăn cơm sẽ ngại nhai mà toàn ngậm miệng hoặc ăn rất lâu
📌Thay đổi thực đơn hằng ngày, mẹ mua mấy bộ bát hình các kiểu để trang trí tạo hứng thú ăn cho con.
📌 Dùng luôn cốc tập hút cho con quen hút nước luôn, đỡ hẳn cái công bón nước bằng thìa. Mua cốc loại có thể ấn nắp nước tự lên thì con tập hút dễ hơn.
📌 Nấu nước dashi cho vào cháo , củ nghiền.. làm canh.. tăng khẩu vị cho con mà có thêm lượng vitamin. Nước dashi chỉ trữ đông 1 tuần. Mẹ nấu nước dashi tầm 3-4 tuần đầu, sau đó có nước canh rau củ gì của nhà thì mẹ lấy pha cho bé. Nhưng k gia vị nhé.
Ct nấu nước Dashi mẹ comment ở dưới để nhận nha
🔆 Nguyên tắc ăn dặm
📌 Khi nào con không muốn ăn hoặc hôm đó con ì ạch ko chịu ăn thì mẹ sẽ dừng luôn và cho con ra khỏi ghế. Xong tầm 15p trấn an con rồi cho con ngồi lại và mời ăn lần 2. Vẫn không muốn ăn mẹ sẽ dừng luôn bữa đó nhưng vẫn sẽ cho con ti sữa.
📌 Nguyên tắc khi ăn là luôn ngồi vào ghế ăn, thực hiện kỉ luật bàn ăn không bế rong, không ti vi, không điện thoại, không đồ chơi, không làm trò.. chỉ tập trung vào ăn thì mới cảm nhận đc đồ ăn ngon, tạo thói quen tốt không ăn nhả nhớt
Nếu ngó nghiêng không tập trung sẽ nhắc con “nếu con không tập trung ăn mẹ sẽ không con ăn nữa” “ mẹ sẽ cho ra khỏi ghế ăn nếu con không tập trung” nhắc 2-3 lần không đc thì cho ra khỏi ghế luôn, mời lại bữa sau. Và không khen quá nhiều khi con ăn. Để con hiểu ăn là quyền lợi chứ không phải nghĩa vụ.
📌 Dưới 1t sữa vẫn là chính nên không cần áp lực chuyện ăn của con quá. Luôn để không khí vui vẻ khi ăn, không ăn không ép.
📌 Dưới 1t không nêm gia vị vào thức ăn của con để con cảm nhận đc vị từng loại thức ăn, và trong thức ăn cũng có độ ngọt ngon của nó rồi nên không lo là không có gia vị bé không ăn. Bé sơ sinh như trang giấy trắng cho ăn sao thì con cảm nhận vậy chứ, mình cho ăn nhạt từ đầu sẽ rất tốt cho con sau này, lại không lo bị suy thận do ăn mặn quá nhiều từ bé.
📌 Như đã nói dưới 1t sữa vẫn là chính nên tháng đầu mình chỉ cho ăn ngày một bữa vào buổi trưa và sau 1 tuần thì thêm bữa phụ vào chiều sau khi con ngủ dậy, bữa phụ như trái cây, váng sữa, cháo sữa, sinh tố, đậu hũ non, sữa hạt, bánh củ quá...
Nhưng nếu bữa phụ làm ảnh hưởng đến bữa chính thì cắt bữa phụ và chỉ cho ăn sữa. Nếu chỉ cho ăn dặm nhiều mà ít ăn sữa lại sẽ khiến con dễ thiếu nước, bị táo bón, và chững cân.
📌 15p ăn dặm truyền thống và 15p ăn BLW, nguyên tắc ăn 30p, quá 30p dừng ăn dù con còn ăn nữa hay không. Ăn xong mới uống nước, không vừa ăn vừa uống không tốt cho dạ dày sau này lại khiến con dễ no sớm.
🔆 CHUẨN BỊ DỤNG CỤ BÉ ĂN DẶM
👉𝐍𝐎̂̀𝐈 𝐁𝐄𝐀𝐑 - 𝐒𝐄𝐓 𝐍𝐎̂̀𝐈 𝐂𝐇𝐀̉𝐎 Đ𝐀́
- cốc nấu cháo trong nồi cơm điện nếu mẹ muốn chuẩn bị phần ăn cho con hàng ngày
- 1 chiếc nồi nhỏ nấu bột, cháo để đun nóng đồ ăn vừa với sức ăn của bé
- 1 chiếc nồi nếu có xửng hấp sẽ càng tiện lợi để mẹ hấp rau củ và làm các món ngon cho bữa phụ của bé sau này: pudding, bánh bao, bánh bí đỏ...
- Nếu mẹ không có thời gian chuẩn bị hàng ngày, mẹ có thể cần đến 1 chiếc nồi nấu cháo chậm, hầm cháo từ đêm đến sáng để con có đồ ăn cho cả ngày, thậm chí mẹ có thể rây đồ ăn và trữ đông cháo cho bé
👉 VÀI CUỐN SÁCH ĂN DẶM : Ăn dặm ko phải là cuộc chiến , ăn dặm kiểu Nhật .
👉𝐓𝐇𝐈̀𝐀 𝐂𝐀̂𝐍 Đ𝐈̣𝐍𝐇 𝐋𝐔̛𝐎̛̣𝐍𝐆: chuyên cân đo để tiện định lượng đồ ăn chế biến cho con
👉𝐃𝐔̣𝐍𝐆 𝐂𝐔̣ 𝐒𝐎̛ 𝐂𝐇𝐄̂́ 𝐓𝐇𝐔̛̣𝐂 𝐏𝐇Ẩ𝐌:
- Dụng cụ vắt, mài, rây, chày, cối ...
- Dao, thớt, nạo, dao lượn sóng, kéo cắt đồ ăn, tách lòng đỏ trứng, kẹp gắp bánh ...
- Cân điện tử, giá hấp inox, khay trữ đông, khay chia đồ ăn ...
👉𝐃𝐔̣𝐍𝐆 𝐂𝐔̣ 𝐁𝐀̀𝐍 𝐀̆𝐍 𝐂𝐇𝐎 𝐁𝐄́:
-Ghế ăn dặm: cực cần thiết cho việc ăn dặm kỷ luật và nghiêm túc, 1 chiếc ghế có bàn ăn rộng, lâu dài nên chọn các mẫu dáng cao, có đệm da , dễ vệ sinh và nâng cao hạ thấp được.
-Yếm ăn dặm (yếm máng silicon, yếm áo)
-Bát nhựa, bát sứ ăn dặm, khay ăn dặm, thìa dĩa ăn dặm
-Cốc tập uống
-Túi nhai ăn hoa quả chống hóc
👉 MÁY SẤY BÁT : rất hữu ích, sấy khô rong và tinh tươm , mỗi bữa ăn sờ vào đồ dùng ấm nóng thơm phức cảm giác an toàn.
🔆 𝐓𝐇𝐔̛̣𝐂 𝐏𝐇Ẩ𝐌 𝐂𝐇𝐎 𝐁𝐄́:
-Các loại bột ăn dặm khởi đầu, gạo sữa: Ngon nhất có Heinz, Aptamil, kendamil
-Bún - mì - nui giúp đa dạng bữa ăn cho bé không bị chán
-Hạt hữu cơ bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho bé như: hạt chia, đậu tổng hợp, đậu lăng đỏ, đậu hà lan, đậu gà, yến mạch, kê vàng...bột chùm ngây, bột cải kale...
-Các loại trà dành riêng cho bé
-Bữa phụ vô cùng đa dạng với bánh ăn dặm, phomai hữu cơ, váng sữa, sữa chua, phomai hoa quả: Hầu như 6m+ trở lên mới xài đc , riêng váng sữa là fai trên 8 tháng . Váng chọn Nestle , Heizn, sữa chua chọn Bledina ( put out tốt ) và hoa quả chọn Baby Organic , Ella . Nma tụi này date ngắn nên mẹ ko nên mua quá nhiều
-Gia vị dành riêng cho bé: dashi, hạt nêm rong biển, hạt nêm tảo bẹ, hạt nêm rau củ, nước tương tách muối, phomai tách muối, các loại dầu ăn, phô mai rắc, gia vị nấu cháo, hạt nêm rau củ Massel ( giành cho các em nhỏ ) .. đều rất cần thiết để có 1 bát cháo thơm ngon và bổ dưỡng. nhưng gia vị thì trên 1 tuổi mới dùng mẹ nha
🔆 Đ𝙊̂̀ 𝘿𝙐̀𝙉𝙂 𝙇𝘼̀𝙈 𝘽𝙐̛̃𝘼 𝙋𝙃𝙐̣ 𝙆𝙃𝘼́𝘾
-Khuôn hấp - khuôn làm xúc xích - khuôn cơm bento - khuôn làm đậu hũ - khuôn lắc cơm hình quả bóng - khuôn silicon làm kẹo...
-Bột hữu cơ: bột mì - bột bắp - tinh bột bắp - bột năng ...
-Các loại bột làm bánh : gelatin - pudding- vani - men nở - bột nở
-Các loại hạt hữu cơ dinh dưỡng cho bé, nấu cháo , nấu soup,
🔆 4 GIAI ĐOẠN ĂN DẶM VÀNG CỦA BÉ 🌸
👉𝐆𝐢𝐚𝐢 đ𝐨𝐚̣𝐧 𝟓-𝟔 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠: NUỐT CHỬNG. Giai đoạn này bé vẫn chưa nghiền nát được thức ăn nên mẹ cần chế biến đồ ăn nhuyễn và dễ nuốt, thức ăn ở dạng đặc hơn sữa 1 chút. Ngày ăn 1 lần với lượng thức ăn từ 1 thìa và tăng dần lên 15-30ml
👉𝐆𝐢𝐚𝐢 đ𝐨𝐚̣𝐧 𝟕-𝟖 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠: NHAI TRỆU TRẠO. Bé có thể nghiền nát thức ăn dạng mềm bằng lưỡi. Mẹ tăng lên ngày cho bé ăn 2 lần, đa dạng các loại thực phẩm khác nhau & chú ý tăng độ thô trong giai đoạn này nhé!
👉𝐆𝐢𝐚𝐢 đ𝐨𝐚̣𝐧 𝟗-𝟏𝟏 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠: NHAI TÓP TÉP. Bé đã ăn được đồ ăn cứng, dùng lợi nghiền nát đồ ăn. Bé ăn ngày 3 lần và bắt đầu tạo thói quen ăn như người lớn
👉𝐆𝐢𝐚𝐢 đ𝐨𝐚̣𝐧 𝟏𝟐-𝟏𝟖 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠: NHAI THÀNH THẠO. Bé đã ăn được đồ ăn cứng, có thể tự ăn bằng tay, tự đút xúc
🔆 4 𝙉𝙃𝙊́𝙈 𝘾𝙃𝘼̂́𝙏 𝘾𝘼̂̀𝙉 Đ𝘼̉𝙈 𝘽𝘼̉𝙊 𝙏𝙍𝙊𝙉𝙂 𝙏𝙃𝙐̛̣𝘾 Đ𝙊̛𝙉 𝘼̆𝙉 𝘿𝘼̣̆𝙈
➡️𝙏𝙄𝙉𝙃 𝘽𝙊̣̂𝙏: 𝙗𝙤̣̂𝙩 𝙖̆𝙣 𝙙𝙖̣̆𝙢, 𝙘𝙝𝙖́𝙤 𝙧𝙖̂𝙮, 𝙗𝙪́𝙣, 𝙢𝙞̀, 𝙣𝙪𝙞, 𝙗𝙖́𝙣𝙝 𝙢𝙞̀, 𝙠𝙝𝙤𝙖𝙞 𝙩𝙖̂𝙮....
➡️Đ𝘼̣𝙈: 𝙩𝙝𝙞̣𝙩, 𝙘𝙖́, 𝙩𝙤̂𝙢, 𝙘𝙪𝙖, 𝙡𝙪̛𝙤̛𝙣, 𝙩𝙧𝙪̛́𝙣𝙜, đ𝙖̣̂𝙪 𝙥𝙝𝙪̣...
➡️𝘾𝙃𝘼̂́𝙏 𝘽𝙀́𝙊: 𝙙𝙖̂̀𝙪 𝙖̆𝙣 𝙩𝙝𝙪̛̣𝙘 𝙫𝙖̣̂𝙩 (𝙤𝙡𝙞𝙫𝙚, 𝙢𝙚̀, 𝙜𝙖̣𝙤, 𝙤́𝙘 𝙘𝙝𝙤́, 𝙢𝙖𝙘𝙖, 𝙝𝙪̛𝙤̛́𝙣𝙜 𝙙𝙪̛𝙤̛𝙣𝙜, 𝙜𝙖̣𝙤...), 𝙢𝙤̛̃ đ𝙤̣̂𝙣𝙜 𝙫𝙖̣̂𝙩 (𝙢𝙤̛̃ 𝙡𝙤̛̣𝙣, 𝙢𝙤̛̃ 𝙜𝙖̀), 𝙗𝙤̛, 𝙥𝙝𝙤𝙢𝙖𝙞...
➡️𝘾𝙃𝘼̂́𝙏 𝙓𝙊̛ - 𝙑𝙄𝙏𝘼𝙈𝙄𝙉 & 𝙆𝙃𝙊𝘼́𝙉𝙂 𝘾𝙃𝘼̂́𝙏: 𝙝𝙤𝙖 𝙦𝙪𝙖̉, 𝙧𝙖𝙪 𝙭𝙖𝙣𝙝, 𝙧𝙖𝙪 𝙘𝙪̉...
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: